Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Audio book Đồi gió hú- Emily Brontë

Link nghe audio + book miễn phí : http://vnaudiobook.com/audio-books-Doi-gio-hu-533.html

Tác giả: Emily Brontë
Nhà xuất bản: Văn hóa thông tin

Giới thiệu tác phẩm:
Đồi gió hú (tiếng Anh:Wuthering Heights, đôi khi được dịch là Đỉnh gió hú[2]) là tiểu thuyết duy nhất của nữ nhà văn Emily Brontë. Nó được nhà văn xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút danh Ellis Bell, lần xuất bản thứ hai của tác phẩm là sau khi Emily đã qua đời và lần xuất bản này được biên tập bởi chính chị gái của nhà văn là Charlotte Brontë. Tên của tiểu thuyết bắt nguồn từ một trang viên nằm trên vùng đồng cỏ hoang dã ở Yorkshire nơi những sự kiện có trong tiểu thuyết diễn ra, wuthering là một từ Yorkshire được dùng để chỉ thời tiết thất thường (turbulent weather). Tiểu thuyết kể về câu chuyện tình yêu không thành giữa Heathcliff và Catherine Earnshaw, cũng như làm thế nào mà sự đam mê không thể hóa giải đó đã tiêu diệt chính họ và cả những người thân khác xung quanh.
Ngày nay, tác phẩm này được coi là một tiểu thuyết kinh điển của Văn học Anh với một cấu trúc rất sáng tạo, đó là cấu trúc truyện như một chuỗi búp bê Matryoshka[3], cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau. Thời gian đầu, nhiều người đánh giá tác phẩm Jane Eyre của người chị Charlotte Brontë là sáng tác tốt nhất của Chị em nhà Brontë, tuy vậy sau này nhiều ý kiến phê bình đã cho rằng chính Đồi gió hú mới là tác phẩm xuất sắc hơn cả[4]. Đồi gió hú cũng đã được chuyển thể thành rất nhiều thể loại khác như phim truyện, phim truyền hình, nhạc kịch và cả trong các bài hát.
Mục lục  [ẩn]
1 Tóm tắt
2 Nhân vật
3 Các mốc thời gian
4 Các bản dịch tiếng Việt
5 Chuyển thể khác
6 Tham khảo
7 Liên kết ngoài
[sửa]Tóm tắt

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Các sự kiện trong Đồi gió hú diễn ra qua lời kể của hai nhân vật, ông Lockwood và bà quản gia Nelly Dean, ngoài ra còn một số đoạn hồi tưởng của các nhân vật khác. Tiểu thuyết bắt đầu bằng năm 1801, khi ông Lockwood tới sống tại trang trại Thrushcross, một căn nhà lớn vùng đồng cỏ hoang vắng xứ Yorkshire mà ông thuê từ người chủ đất Heathcliff, một người vốn sống trong một tòa nhà có tên Đồi gió hú. Lockwood qua đêm tại nhà của Heathcliff và trải qua một giấc mộng kinh hoàng khi hồn ma của Catherine Earnshaw cầu xin ông cho giúp nó vào nhà. Khi quay trở về Thrushcross, Lockwood đã đề nghị bà quản gia Nelly Dean kể lại câu chuyện của Heathcliff và Đồi gió hú.
Nelly bắt đầu câu chuyện bằng việc quay lại 30 năm trước đó, khi Heathcliff, một đứa trẻ bị bỏ rơi sống vất vưởng trên đường phố Liverpool được chủ nhân của Đồi gió hú, ông Earnshaw, nhặt về nuôi nấng và nhận làm con nuôi. Bản thân ông Earnshaw có hai người con ruột, trong đó người con gái út Catherine nhanh chóng trở thành bạn thân thiết của Heathcliff, còn người anh cả Hindley lại tỏ rõ thái độ thù địch với người mới đến, coi cậu là kẻ phá đám và xâm phạm quyền lợi của mình. Heathcliff đến Đồi gió hú được ba năm thì ông Earnshaw qua đời, Hindley (lúc này đã cưới một người phụ nữ tên là Frances) nghiễm nhiên trở thành ông chủ của tòa nhà, ông ta không bỏ lỡ cơ hội này để đối xử tàn bạo với Heathcliff, coi anh chỉ như một kẻ làm công trong nhà. Trong khi đó, Catherine lại bắt quen với gia đình nhà Lintons ở trang trại Thrushcross gần đó, chính họ đã bước đầu làm dịu đi tính cách hoang dại vốn có của cô gái. Catherine đặc biệt thân thiết với con trai cả có vẻ có học thức và hòa nhã của nhà Linton là Edgar Linton, người mà Heathcliff ngay lần gặp đầu tiên đã tỏ thái độ ác cảm.
Một năm sau đó, vợ của Hindley qua đời sau khi sinh hạ đứa con trai Hareton, khủng hoảng trước cái chết của Frances, Hindley bắt đầu nghiện rượu và bài bạc. Khoảng hai năm sau, Catherine đồng ý lời cầu hôn của Edgar và cô giúp việc Nelly biết rằng tin này sẽ là đòn trí mạng đối với Heathcliff, nhất là sau khi tình cờ nghe được lời giải thích của Catherine với Nelly rằng cô sẽ "mất danh giá" nếu cưới Heathcliff. Ngay khi nghe được điều này, Heathcliff bỏ đi mà không kịp nghe những tâm sự tiếp theo của Catherine về tình cảm tuyệt đối của cô dành cho anh.
Sau khi làm đám cưới với Edgar, Catherine ban đầu sống rất hạnh phúc cho đến khi Heathcliff quay trở lại với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với người yêu. Lúc này Heathcliff đã trở thành người giàu có và còn tiếp tục âm mưu lừa ông Hindley để trở thành người chủ của Đồi gió hú. Trong âm mưu trả thù Edgar, Heathcliff đã quyến rũ em gái của Edgar là Isabella. Không lâu sau khi Heathcliff trở về, Catherine ốm nặng và qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh con gái đầu lòng cho Edgar, cô bé cũng được đặt tên là Catherine, hay Cathy. Cái chết của Catherine làm Heathcliff càng trở nên độc ác và nung nấu âm mưu trả thù. Ông ta cưới Isabella và hành hạ cô sau khi cưới đến mức cô phải bỏ trốn và sau đó cho ra đời Linton, đứa con trai thực sự của Heathcliff. Trong khoảng thời gian này, Hindley chết, Heathcliff trở thành chủ nhân mới của Đồi gió hú, ông ta nuôi dạy con trai của Hindley là Hareton với tất cả lòng căm thù đã chất chứa trong những năm sống ở nhà Earnshaw.
Không lâu sau khi Linton ra đời, Isabella chết vì bệnh tật. Mặc dù nguyện vọng của cô là gửi con cho người anh Edgar nuôi dưỡng nhưng Heathcliff đã giành lấy đứa trẻ ốm yếu để tự tay nuôi dưỡng nó trên Đồi gió hú. Khinh rẻ chính con đẻ của mình, Heathcliff chỉ coi Linton như phương tiện để ông ta trả thù Edgar và cướp đoạt gia sản của kẻ thù bằng cách ép buộc cô gái trẻ Cathy phải làm đám cưới với Linton. Chẳng bao lâu sau khi cưới Cathy, Linton qua đời và để lại vợ như một người tù giam lỏng trong Đồi gió hú. Sau đó Edgar cũng qua đời và Heathcliff chiếm được cả quyền sở hữu của trang trại Thrushcross.
Tiểu thuyết quay trở lại lời kể của ông Lockwood. Như quan hệ của mẹ mình với Heathcliff trước kia, Cathy dần dần trở nên thân thiết với Hareton cục mịch vô học do sự dạy dỗ của Heathcliff. Chẳng bao lâu sau ông chủ của Đồi gió hú qua đời, Heathcliff được chôn cạnh Catherine còn Cathy và Hareton làm đám cưới, tiểu thuyết khép lại với chuyến viếng thăm ba ngôi mộ của Catherine, Heathcliff và Edgar nằm cạnh nhau.
[sửa]Nhân vật

Heathcliff là nhân vật chính của cả tiểu thuyết. Là một đứa trẻ mồ côi, không có tên họ được gia đình Earnshaw nhặt về nuôi nấng và gọi đơn giản chỉ bằng cái tên Heathcliff. Heathcliff dần dần đã nảy sinh tình yêu với Catherine Earnshaw, trong khi cũng trở thành cái gai trong mắt của anh trai Catherine là Hindley. Heathcliff là một người đàn ông nóng nảy, đầy lòng hận thù, chính cơn giận dữ trước đám cưới của Catherine với Edgar đã dẫn Heathcliff đến sự trả thù tàn bạo và thâm độc với những người mà anh ta coi là nguyên nhân gây chia rẽ mối tình của mình. Rốt cuộc Heathcliff cũng đạt được mục đích của mình nhưng lại trở thành người cô độc và cuối cùng cũng được chết như mong muốn để có thể trở lại với người mình yêu.
Catherine Earnshaw là chị nuôi và cũng là người yêu của Heathcliff. Catherine có tính cách phóng khoáng, thích bay nhảy và đôi khi hơi hoang dã, cô cũng rất yêu Heathcliff nhưng lại coi việc cưới anh là không thể vì sự chênh lệch địa vị của hai người. Người mà Catherine chọn làm chồng là Edgar, và chính lựa chọn này đã gây nên sự đau khổ cho cả cô, Edgar và Heathcliff, cũng như dẫn tới sự trả thù của Heathcliff mà hậu quả là cái chết của chính Catherine vì bệnh tật và đau buồn ngay sau khi sinh con gái Cathy.
Edgar Linton là bạn thời niên thiếu và sau đó là chồng của Catherine Earnshaw. Đôi khi lạnh lùng và hèn yếu, nhưng Edgar lại yêu Catherine hết mình và cuối cùng cũng sẵn sàng chống lại Heathcliff để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Tuy vậy, xung đột giữa Edgar và Heathcliff chỉ càng làm trầm trọng hơn bệnh tật của Catherine và dẫn tới cái chết của cô. Edgar chết trong cảnh phải chứng kiến âm mưu trả thù và cướp đoạt gia sản của Heathcliff trở thành hiện thực.
Isabella Linton là em gái của Edgar và cũng là bạn của Catherine. Sau khi Heathcliff trở về, Isabella nhanh chóng phải lòng và cưới Heathcliff mà không biết đó chỉ là một phần âm mưu trả thù Edgar. Sau khi cưới Heathcliff và chuyển về sống tại Đồi gió hú, cô liên tục bị hành hạ và buộc phải bỏ đi trước khi kịp sinh đứa con đầu lòng với Heathcliff.
Hindley Earnshaw là anh trai của Catherine và là kẻ thù của Heathcliff. Sau khi vợ qua đời, Hindley trở nên nghiện ngập và máu mê cờ bạc, chính nhược điểm này đã giúp Heathcliff tiến hành việc chiếm đoạt Đồi gió hú và biến chính Hindley trở thành kẻ nghèo túng trước khi chết.


Vùng Bắc Yorkshire với những cây thạch nam (heath)
Nelly Dean là người giúp việc của gia đình Earnshaw và sau đó là quản gia của trang trại Thrushcross, một trong hai người kể chuyện trong tiểu thuyết.
Linton Heathcliff là con trai của Isabella và Heathcliff. Thừa hưởng sức khỏe yếu ớt của mẹ, Linton còn bị cha khinh rẻ và bị Heathcliff sử dụng như công cụ để tiến hành âm mưu cướp gia sản của nhà Linton và trả thù Edgar.
Catherine "Cathy" Linton là con gái của Catherine Earnshaw và Edgar Linton. Cô được thừa hưởng tính cách phóng khoáng và mạnh mẽ của mẹ cũng như tình thương người của cha. Chính vì tình thương này mà cô đã bị Heathcliff bắt ép phải làm đám cưới với Linton để rồi nhanh chóng trở thành bà góa. Sau một thời gian bị giam lỏng trong Đồi gió hú, cô có cảm tình với con trai của Hindley là Hareton vàu cưới anh sau cái chết của Heathcliff.
Hareton Earnshaw là con trai duy nhất của Hindley Earnshaw. Hareton được Heathcliff nuôi dưỡng với mục đích biến cậu thành một gã cục súc, vô học để trả thù những gì Heathcliff đã phải trải qua ở nhà Earnshaw. Tuy vậy cuối cùng Hareton vẫn nảy sinh tình cảm với Cathy và cuối cùng hai người cũng lấy được nhau mà không lặp lại bi kịch như mối tình của Heathcliff và Catherine.
Lockwood là người kể chuyện thứ hai trong tiểu thuyết. Là người mới đến, ông bất ngờ được nghe câu chuyện độc đáo nhưng cũng đầy bất hạnh về tòa nhà Đồi gió hú và những con người gắn liền với nó.
[sửa]Các mốc thời gian

* 1757    Hindley ra đời (mùa hè)
* 1762    Edgar Linton ra đời
* 1764    Heathcliff ra đời
* 1765    Catherine Earnshaw ra đời (mùa hè); Isabella Linton ra đời (cuối năm 1765)
* 1771    Heathcliff được ông Earnshaw nhận về nuôi tại Đồi gió hú (cuối mùa hè)
* 1773    Bà Earnshaw qua đời (mùa xuân)
* 1774    Hindley vao dai hoc
* 1777    Hindley cưới Frances; ông Earnshaw qua đời và Hindley quay trở lại Đồi gió hú (tháng 10); Heathcliff và Catherine thăm trang trại Thrushcross
* 1778    Hareton ra đời (tháng 6); Frances qua đời (mùa thu hoặc mùa đông)
* 1780    Heathcliff bỏ đi khỏi Đồi gió hú; Ông và bà Linton qua đời
* 1783    Catherine cưới Edgar (tháng 3); Heathcliff quay trở lại (tháng 9)
* 1784    Heathcliff cưới Isabella (tháng 2); Catherine chết và Cathy chào đời (20 tháng 3); Hindley chết; Linton Heathcliff sinh (tháng 9)
* 1797    Isabella chết; Cathy thăm Đồi gió hú và gặp Hareton; Linton trở về sống với Heathcliff
* 1800    Cathy gặp Heathcliff và Linton (20 tháng 3)
* 1801    Cathy và Linton làm đám cưới (tháng 8); Edgar chết (tháng 8); Linton chết (tháng 9); Ông Lockwood tới trang trại Thrushcross
* 1802    Ông Lockwood trở về Luân Đôn (tháng 1); Heathcliff chết (tháng 4)
* 1803    Cathy quyết định làm đám cưới với Hareton (1 tháng 1)
Các bản dịch tiếng Việt

Đỉnh gió hú, Nhất Linh dịch (trước 1975)
Đỉnh gió hú, Hoàng Hải Thủy phóng tác, Sài Gòn, Nxb Chiêu Dương (trước 1975)
Đồi gió hú, Dương Tường dịch, Hà Nội, Nxb Văn học, 1985
Đồi gió hú, Mạnh Chương dịch
[sửa]Chuyển thể khác

1920: Phiên bản điện ảnh đầu tiên của Đồi gió hú được quay tại Anh và đạo diễn bởi A.V. Bramble.
1939: Một bộ phim khác làm theo tác phẩm Đồi gió hú, với diễn viên Merle Oberon vào vai Catherine Linton và huyền thoại Laurence Olivier vào vai Heathcliff. Bộ phim do đạo diễn William Wyler thực hiện và đã được đề cử cho Giải Oscar Phim hay nhất cho lễ trao giải năm 1940. Bộ phim này chỉ dựng lại một nửa tác phẩm.
1948: Đài BBC tổ chức liveshow 90 phút về tiểu thuyết
1970: Wuthering Heights được quay với ngôi sao Timothy Dalton vào vai Heathcliff và Anna Calder-Marshall vai Catherine lúc về già
1985: Một phiên bản tiếng Pháp của tác phẩm ra đời với tên Hurlevent do Jacques Rivette đạo diễn.
1992: Emily Brontë's Wuthering Heights ra đời với Juliette Binoche vào hai vai Catherine và Cathy, còn Ralph Fiennes vào vai Heathcliff.
2003 Wuthering Heights (2003 film), phim truyền hình với các ngôi sao Mike Vogel và Erika Christensen
2009 Wuthering Heights phim truyền hình với các ngôi sao Tom Hardy và Charlotte Riley
2011: Phiên bản mới do Adrea Arnord đạo diễn, tham gia Liên hoan phim Venice.
Bernard Herrmann đã viết một vở nhạc kịch cùng tên dựa theo tiểu thuyết vào năm 1951. Vở này được công chiếu lần đầu tại Luân Đôn năm 1966.
Bài hát Đồi gió hú được Kate Bush trình bày trong đĩa nhạc đầu tay của cô, đĩa The Kick Inside.

Audio book Robinson Crusoe- Daniel Defoe

Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Robinson-Crusoe-541.html

Tác giả: Daniel Defoe
Thể loại Viễn tưởng lịch sử

Giới thiệu tác phẩm:
Robinson Crusoe, Daniel Defoe. In lần thứ nhất, London năm 1719.
Robinson Crusoe là tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731), tên tiếng Anh đầy đủ: The life and strange surprizing adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner (nghĩa tiếng Việt: Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ thú của Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York). Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần đầu tiên năm 1719 khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Sự thành công của nó thúc đẩy Defoe viết thêm nhiều “hậu truyện” cho cuốn này và rất nhiều truyện phiêu lưu kỳ thú khác của các tên cướp biển, các lãng tử và các cô gái giang hồ.
Mục lục 
 1 Tóm tắt tác phẩm
2 Giá trị tác phẩm
3 Phim chuyển thể
4 Tham khảo
5 Liên kết ngoài
Tóm tắt tác phẩm 
Robinson Crusoe và Man Friday, tranh của Carl Offterdinger
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Ngày 1 tháng 9 1651, khi được 19 tuổi, Robinson xuống tàu tại hải cảng Hull của Anh để cùng một người bạn sửa soạn đi London. Cuộc hành trình không trót lọt, sóng to gió lớn khiến tàu bị đắm ở Yacmao. Tai họa ấy không làm Robinson nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè can ngăn không lay chuyển được quyết tâm của Robinson tiếp tục thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu khác. Khi đi buôn tại bờ biển Guinea châu Phi, Robinson bị một tên cướp biển người Thổ Nhĩ Kỳ bắt bán làm nô lệ. Trải qua nhiều gian nan, Robinson trốn thoát và chạy qua Brasilia, thuộc Nam Mỹ làm nghề trồng mía. Mộng hải hồ không dứt, đúng tám năm sau, vào ngày 1 tháng 9 năm 1659 Robinson lại nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có trọng tải 120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này lại kết thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo hoang và chỉ một mình Robinson sống sót. Tại đây, Robinson khắc trên một chiếc giá gỗ hình chữ thập ngày 30 tháng 9 năm 1659, ngày anh lên bờ, và vớt vát từ xác tàu đắm gạo, lúa mạch, thịt dê, đường, súng, búa rìu v.v. để bắt đầu cuộc sống cô độc. Robinson dựng lều, săn bắn kiếm ăn, rồi dần dần trồng lúa mạch và ngô, nuôi được dê lấy thịt, làm những nồi đất để đựng nước, hạ được cây cổ thụ để đục thành một chiếc thuyền độc mộc.
11 năm sau đó Robinson sống cô đơn và cực khổ trên đảo hoang, chỉ làm bạn với chim muôn cây cỏ, tự nhận mình là vua mà các thần dân là một con vẹt, một con chó già và 2 con mèo. Trong những năm này chàng dần chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, và đã có các thành quả về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, đóng thuyền.
Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra dấu chân người, và ở góc Tây Nam của đảo có xương người cùng đống lửa cho thấy trên đảo không hoàn toàn là hoang dã, có người ăn thịt người. Bây giờ Robinson buộc phải đối mặt với những con người hoang dã đồng loại, rất có thể là kẻ thù của anh. Biết mình thân cô thế cô, Robinson đã buộc phải dấu mình trong 5 năm tiếp theo không để cho họ phát hiện, cho đến khi chàng nhìn tận mắt bọn người dã man đang ăn thịt người. Đây là những kẻ ăn thịt người sống tại một nơi khác, có tục lệ mang những người sống mà họ bắt được đến một nơi hẻo lánh trên đảo để làm thịt. Một buổi sáng trong năm tiếp theo, Robinson thấy khoảng 30 thổ dân đi trên các thuyền độc mộc đến đảo, nhảy múa quanh đống lửa và làm thịt một người, người còn lại cũng sắp bị đem ra giết mổ. Nhân khi dây trói lỏng người đó đã tìm cách tháo chạy, lại được Robinson dùng súng và gươm xông vào đánh cứu nên chàng trai đó đã trở thành nhân vật thứ hai trên đảo hoang. Robinson đặt tên cho anh ta là Friday (tiếng Việt: thứ Sáu), để kỷ niệm ngày anh ta được cứu thoát.
Friday là một thổ dân châu Phi khá thông minh, Robinson đã dạy anh ta chút ít tiếng Anh và từ đó Robinson không còn sống cô độc nữa. Qua thời gian ở với nhau, hai người đã trao đổi với nhau nhiều chuyện, đặc biệt là những điều mà Friday biết về đất liền. Họ chuẩn bị kế hoạch rời đảo.
Khi chiếc thuyền sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng kiến cảnh 20 thổ dân mang hai người lên đảo để làm tiệc. Họ đã xông vào tàn sát bọn thổ dân và cứu hai người kia. Trong 2 người đó có một người da trắng là người Tây Ban Nha sống sót sau một vụ đắm tàu, còn một người khác lại chính là cha của Friday. Người Tây Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm những người bạn mất tích khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một chiếc tàu của Anh lại ghé vào đảo. Thủy thủ trên tàu đang nổi loạn, Robinson giúp thuyền trưởng đoạt lại tàu rồi họ, trong đó có cả Robinson và Friday, ra khơi, bỏ lại trên đảo hai thổ dân và các thủy thủ phiến loạn. Về sau những người Tây Ban Nha quay trở lại đảo, cùng sống hòa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù phú.
Sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang, Robinson đã trở về với thế giới loài người. Sau khoảng nhiều thời gian khá dài, Robinson học cách thân thiện trở lại với thế giới ấy. Robinson lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Robinson an phận với cuộc sống bình thường không chút âu lo đến cuối đời.
Hết phần cho biết trước nội dung.
Giá trị tác phẩm
Tiểu thuyết viết dưới hình thức tự truyện, nhân vật chính xưng “tôi” (từ nguyên: Ich-form, tiếng Đức:ich nghĩa là "tôi"). Đây là cách thông báo trước kết thúc tốt đẹp của các tình tiết gay cấn. Tiểu thuyết có nhiều tình tiết đặc trưng của dòng lãng mạn ở đầu, nhưng kết cục mang nhiều yếu tố của dòng văn học hiện thực. Thực tế, quyến sách cũng được in ấn vào thời kì đầu của chủ nghĩa hiện thực của Anh.
Defoe viết theo chuyện có thật về một thủy thủ tên Alexander Selkirk (1676-1721). Alexander Selkirk do đắm tàu, lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chilê. Ngược lại với Robinson Crusoe trong chuyện là người có nghị lực, dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên, năm 1709 Alexander Selkirk được đoàn thám hiểm của Woodes Rogers cứu về, khi gần như đã trở thành dã nhân.
Tiểu thuyết nổi tiếng này của Defoe, với cốt truyện giản dị, văn phong trong sáng phù hợp với giới trẻ, có giá trị giáo dục tốt đối với lứa tuổi thiếu niên. Câu chuyện cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bài ca và các tác phẩm điện ảnh sau này. 

Audio book Hồi ức một Geisha- Arthur Golden

Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Hoi-uc-mot-Geisha-537.html

Tác giả: Arthur Golden

Giới thiệu nội dung:
Truyện kể về cô Sayuri Nitta (tên thật Chiyo), một geisha thực thụ. Cô cùng chị gái Satsu bị bán vào các okiya từ khi còn nhỏ. Sau đó ngừời chị trốn thoát còn Chiyo kẹt lại. Thường xuyên bị 1 geisha đàn chị ức híếp, Chiyo vô cùng buồn chán. May mắn được 1 người đàn ông lạ giúp đỡ, cô bé đem lòng yêu ông và quyết trở thành 1 geisha xuất sắc vì ông. Với sự giúp đỡ của Mameha, ước mơ trở thành sự thật; nhưng đúng lúc đó Nhật Bản thua cuộc trong Thế Chiến Hai, loạn lạc xảy ra.

Geisha không đơn thuần là một gái làng chơi, mà là giải trí được nâng cao thành nghệ thuật. Những kỹ nữ muốn trở thành Geisha phải xác định từ khi còn nhỏ, trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt với rất nhiều bộ môn như vũ đạo, đàn hát, kể chuyện, pha trà, giao tiếp, ứng xử. Geisha phải từ bỏ quyền được yêu, quyền được sống một cuộc sống bình thường



Tóm tắt nội dung:
Vào một buổi tối mùa xuân năm 1936, khi tôi còn là một chú bé 16 tuổi, bố tôi dẫn tôi đi xem trình diễn ca nhạc múa ở Kyoto. Tôi chỉ nhớ hai điều về buổi trình diễn đó. Điều thứ nhất là bố tôi và tôi là hai người phương Tây duy nhất trong đám khán giả, chúng tôi mới từ quê nhà Hà Lan sang đây được mấy tuần, cho nên tôi chưa quen với nền văn hóa xa lạ ở xứ này, nhưng tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Điều thứ hai là nhờ sau nhiều tháng ra sức học tiếng Nhật, tôi cảm thấy thú vị biết bao khi hiểu được phần nào những câu chuyện họ nói với nhau.
Riêng về các thiếu nữ Nhật đang ca múa trên sân khấu trước mặt, tôi không nhớ được gì, ngoại trừ hình ảnh lờ mờ về chiếc kimono màu sắc tươi sáng. Ở một nơi xa với nước Nhật như New York city này, và với khoảng thời gian đã gần 50 năm, nếu không có người phụ nữ đã từng múa trên sân khấu ở thành bạn thân của tôi, đọc cho tôi ghi lại hồi ức của bà ta, thì chắc tôi sẽ không biết gì hết về nền văn hóa đó. Vì là sử gia, cho nên tôi luôn luôn xem hồi ức là nguồn tài liệu quan trọng. Hồi ức cung cấp tài liệu về xã hội đương thời nhiều hơn chính bản thân của người viết hồi ký. Hồi ký khác với tiểu sử ở chỗ người viết hồi ký không bao giờ hoàn tất được kết cuộc, còn người viết tiểu sử đương nhiên là có. Nếu xem hồi ký là tự nguyện thì chẳng khác nào yêu cầu con thỏ kẻ lại cho chúng ta nghe về cánh đồng mà nó đã nhảy qua. Làm sao nó biết được? Còn nếu chúng ta muốn biết cánh đồng, muốn nghe nói đến những nơi con thỏ không thể thấy được thì chẳng có ai có hoàn cảnh thuận tiện hơn để nói.
Tôi nói chuyện này với tinh thần của một nhà sử học, căn cứ trên các dữ kiện chính xác. Thế nhưng tôi phải thú nhận rằng hồi ký của bà bạn Nitta Sayuri của tôi đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại quan điểm của mình. Đúng thế, bà ấy đã lý giải cho chúng ta hiểu được phần nào thế giới bí mật mà bà đã sống – nếu quý vị muốn nói đấy là quan điểm của con thỏ về cánh đồng cũng được. Chắc không có một tài liệu kỳ lạ nào nói về đời sống kỳ lạ của nàng geisha đầy đủ, hay hơn tài liệu mà bà Sayuri đã cung cấp cho chúng ta. Bà còn để lại cho chúng ta tài liệu nói về bà hết sức đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục hơn cả chương sách nói dông dài về bà trong cuốn “Những viên ngọc lóng lánh của nước Nhật” (Glittering Jewels of Japan), hay hơn cả những bài viết về bà đăng trên các tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua. Ít ra thì đây cũng là trường hợp hy hữu, vì không ai biết rõ người viết hồi ký bằng chính đương sự được…

Audio book Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung





Link nghe audio + book miễm phí : http://vnaudiobook.com/audio-books-Tam-quoc-dien-nghia-545.html

Tác giả: La Quán Trung
Thể loại: Tiểu thuyết
Quốc gia: Trung Quốc

Giới thiệu tiểu thuyết:
Bài viết này có chứa các ký tự Trung Hoa. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Trung Quốc.
Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa[1], là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280), theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu)[2]. Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.
Mục lục  [ẩn]
1 Nguồn gốc
2 Cốt truyện
3 Sự thực của một số tình tiết hư cấu
4 Những ấn phẩm liên quan
5 Phê bình văn học
6 Ý nghĩa tác phẩm
7 Hành trình ở Việt Nam
8 Những khía cạnh khác
8.1 Phật giáo
8.2 Thành ngữ
9 Chú thích
10 Xem thêm
11 Tham khảo
12 Liên kết ngoài
12.1 Tiếng Anh
12.2 Tiếng Hoa
12.3 Tiếng Việt
Nguồn gốc [sửa]

Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người.
Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm.
Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa[3] chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam quốc chí của Trần Thọ, Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông.
Một trong những bản Tam quốc diễn nghĩa ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ được là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494), năm Nhâm Ngọ Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm) nhiều bản Tam quốc đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau lắm.
Truyện Tam quốc của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau:
Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết "quá ư hoang đường".
Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.
Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật.
Làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách.
Nói tóm lại La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng.
Đầu đời Thanh, hai cha con Mao Luân, Mao Tôn Cương (người Tràng Châu tỉnh Giang Tô) lại bắt đầu tu đính truyện Tam quốc. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1679).
Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng hoặc những chỗ chưa thỏa đáng. Ông đã tước bỏ rất nhiều những chương tấu, những bài bình luận, tán rộng trong phần chú thích, thay đổi một số câu thơ lẫn lộn văn kể với văn vần, v.v... và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành 120 hồi, lại đặt cho bộ Tam quốc cái tên là "cuốn sách đệ nhất tài tử". Làm cho truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó bản của Mao Tôn Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi.
Năm 1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên chế độ... nếu cả hai bản trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy theo bản in này.
Cốt truyện [sửa]

Một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện:
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi là Lã Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.
Cũng trong thời gian này, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo.
Còn ở phía đông nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.


Nơi từng diễn ra trận Xích Bích
Với ý định loại trừ Lưu Bị, người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng, ông ta bày mưu gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới.
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 219 có lẽ do u não (Tào Tháo chết do bệnh Thiên Đầu Thống [Nguyễn Tiến Đức]). Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị do Lưu Bị khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục Hán trong trận Hào Đình. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆逊), quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh chết và để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại, phó thác cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, có tài năng quân sự. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy tới một kết cục khá cay đắng, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán.
Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh phục. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
Sự thực của một số tình tiết hư cấu [sửa]

Xem thêm: Danh sách sự kiện hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa và Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa
Các sĩ phu thời phong kiến thường chỉ trích vấn đề bảy thực ba hư của Tam quốc diễn nghĩa, nói là có nhiều chỗ vô căn cứ, hoang đường vì vậy làm cho độc giả hiểu sai đi và cũng làm sai cả chính sử. Trương Học Thành đời nhà Thanh và một số người khác nêu ra như: kết nghĩa vườn Đào, Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn, Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân, đường Hoa Dung Quan Vũ chặn Tào Tháo, Bàng Sĩ Nguyên chết ở Lạc Phượng, Chu Du uất hận nói"Đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng", Gia Cát Lượng tế ở sông Lô, nặn bột làm đầu người...[4] Tất cả những điều đó đều là vô căn cứ vì không thấy có trong chính sử. Gần đây, các học giả Trung Quốc đã đề cập nhiều tình tiết không có thực trong lịch sử mà nhà văn La Quán Trung (hay nói chính xác hơn là những câu chuyện dân gian mà ông tập hợp để viết nên tác phẩm) đã hư cấu. Một số tài liệu khác cũng đề cập tới sự so sánh giữa sự thực lịch sử và những tình tiết hư cấu của tiểu thuyết. Một số tình tiết tiêu biểu là:
Kết nghĩa vườn đào.
Thực ra không có chuyện này, ba người chỉ coi nhau là anh em chứ không kết nghĩa.
Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành, bỏ trốn đi hiệu triệu chư hầu đánh Trác:
Sử không nêu rõ lý do Tào Tháo bỏ Đổng Trác; người hiệu triệu chư hầu đánh Đổng Trác là Viên Thiệu[5].
Tào Tháo được Trần Cung thả ở Trung Mâu, cùng nhau giết nhà Lã Bá Sa:
Việc giết Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không[5].
Những người hội minh với Viên Thiệu để đánh Đổng Trác:
Sự thực không có tới 17 người mà chỉ có 10 người là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo. Những người khác được Tam quốc diễn nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng Dung, Đào Khiêm, Mã Đằng, Trương Dương, Công Tôn Toản. Còn người thứ 17 là Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu[6].
Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng.
Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng - bộ tướng của Đổng Trác - là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông[7].
Tam anh chiến Lã Bố:
Ba anh em Lưu Bị cũng không tham dự đánh Đổng Trác và do đó sự kiện "Tam anh chiến Lã Bố" ở Hổ Lao là không có thực[8].
Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình.
Điêu Thuyền không có thật, Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác.
Quan Vũ "qua 5 ải chém 6 tướng" sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, và cả tướng Sái Dương sau đó ở Cổ Thành.
Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ)[9].
Từ Thứ quy Tào: Từ Thứ theo giúp Lưu Bị chống Tào Tháo. Tào dùng kế bắt mẹ Từ Thứ và buộc bà viết thư dụ con. Từ mẫu không chịu, Tào Tháo sai người mạo nét chữ bà mẹ để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ đành bỏ Lưu Bị sang Tào Tháo để trọn đạo hiếu; trước khi đi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị.
Sự thực: khi Gia Cát Lượng đến với Lưu Bị, Từ Thứ vẫn còn ở với Lưu Bị và cả 2 người cùng làm mưu sĩ chống Tào. Khi Lưu Bị bị thua ở Đương Dương - Tràng Bản, chẳng những 2 con gái Lưu Bị bị bắt mà mẹ Từ Thứ cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo sai mẹ Từ Thứ viết thư dụ con. Bà không cự tuyệt Tào Tháo như trong Tam quốc diễn nghĩa mô tả. Từ Thứ lúc đó mới sang Tào[10].
Gia Cát Lượng mượn bài phú Đài Đồng Tước của Tào Thực để khích Chu Du: Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Khổng Minh gợi chuyện Tào Tháo xây đài Đồng Tước vì muốn bắt 2 nàng Kiều là vợ Tôn Sách và Chu Du, còn sai Tào Thực làm bài phú.
Sự thực là sau trận Xích Bích, Tào Tháo mới xây đài và khi đó Tào Thực mới làm bài phú[11].
Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du.
Sự thực không có việc dùng "thuyền cỏ mượn tên"[12].
Ngô Quốc thái đến chùa xem rể hiền.
Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đến chùa xem rể hiền”
"Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết.
Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức[13].
Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng rồi Gia Cát Lượng mới vào Tây Xuyên: Tam quốc diễn nghĩa kể việc Bàng Thống bị tướng Tây Xuyên là Trương Nhiệm mai phục ở gò Lạc Phượng bắn chết; Lưu Bị không có người phụ tá, phải gọi Khổng Minh từ Kinh châu vào Xuyên; Khổng Minh lừa bắt được Trương Nhiệm.
Thực tế thì khi đánh Tây Xuyên khó khăn, Lưu Bị đã gọi Gia Cát Lượng vào tham chiến. Gia Cát Lượng cùng Trương Phi và Triệu Vân vào Xuyên nửa năm sau thì Bàng Thống mới chết tại Lạc Thành (không phải tại gò Lạc Phượng) khi đụng độ với Trương Nhiệm. Trận này Lưu Bị và Bàng Thống tác chiến độc lập không có Khổng Minh và các tướng khác tham gia nhưng vẫn thắng được Trương Nhiệm ở Lạc Thành. Bàng Thống thắng trận nhưng bị tên lạc mà chết. Trương Nhiệm bị Lưu Bị bắt sống, không chịu hàng mà chết[14].
Triệu Vân và Trương Phi đòi A Đẩu.
Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.
Trận lụt Phàn Thành.
Không phải là mẹo của Quan Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm.
Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng: trong lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy (thời Ngụy Minh Đế Tào Tuấn), Gia Cát Lượng gặp lão thần Tào Ngụy là Vương Lãng trước trận; Vương Lãng khuyên Gia Cát hàng nhưng bị Gia Cát dùng lời lẽ mắng lại việc bỏ nhà Hán theo họ Tào cướp ngôi là trái lẽ; Vương Lãng nghe xong uất quá ngã xuống đất chết.
Sự thực, việc này diễn ra thời Văn Đế Tào Phi. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng cùng các danh sĩ Hoa Hâm, Trần Quần, Hứa Chi viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã suy, nên bỏ Hán sang Ngụy. Gia Cát Lượng nhận thư, công khai trả lời, khẳng định lập trường không thay đổi, không dao động; ngược lại còn tỏ ý tiếc cho lão thần Vương Lãng đã a dua theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó và Vương Lãng không chết vì bức thư trả lời của Gia Cát Lượng. Hai người chỉ có lời lẽ qua lại bằng thư từ, không gặp nhau ngoài chiến trường[15].
Không thành kế: Tam quốc diễn nghĩa kể việc sau khi để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng ở Tây Thành bị Tư Mã Ý kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi.
Trên thực tế giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung. "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành[16].
Những ấn phẩm liên quan [sửa]

Song song với những bản Tam quốc diễn nghĩa, ngay từ khi mới vào Việt Nam, bộ truyện này còn kéo theo nó hàng loạt ấn phẩm khác về các nhân vật, sự kiện liên quan đến thời Tam quốc, hoặc những cuốn khảo cứu về bản thân tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Tất cả những ấn phẩm đó được các tác giả người Việt sáng tác, hoặc được dịch sang tiếng Việt để giúp cho những người yêu thích Tam quốc diễn nghĩa có thêm được những góc nhìn khác nhau về tác phẩm văn chương bất hủ này của thế giới.
Có thể kể ra những tác phẩm liên quan đến sự kiện, nhân vật Tam quốc như:
Hậu Tam quốc, Tam quốc ngoại truyện của Tạ Mỹ Sinh
Tào Tháo của Tào Trọng Hoài
Điêu Thuyền của Chu Tường
Mưu chí và sách lược của Tào Tháo của Trí Tuệ
Người tình nhỏ của Trương Phi của Tất Trân...
Còn sách viết riêng về Khổng Minh Gia cát Lượng cũng có hàng loạt tác phẩm như:
Khổng Minh Gia Cát Lượng của Trần Văn Đức
Khổng Minh Gia Cát Lượng của Lê Xuân Mai
Khổng Minh (song ngữ Hoa-Việt) của Mã Nguyên Lương - Lê Xuân Mai
Gia Cát Lượng nhà quân sự tiên tri của Bùi Biên Hòa
Gia Cát Lượng cuộc đời tài trí của Tào Hải Đông
100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng của Lý Điện Nguyên
Mưu hay kế lạ của Khổng Minh Gia Cát Lượng của Nguyễn Nguyên Quân
Khổng Minh Gia Cát Lượng của Dư Đại Cát...
Loại sách khảo cứu như:
Long Trung quyết sách của Kiến Hoa
Tam quốc bình giảng, Khảo luận về Tam quốc chí diễn nghĩa của Nguyễn Tử Quảng
Thuật dùng người thời Tam quốc của Phùng Thế Bản
Chân dung nhân vật Tam quốc chí của Việt Chương
Nói chuyện Tam quốc của Vũ Tài Lục
Lược khảo Tam quốc chí diễn nghĩa của Nguyễn Quang Tô
Tam quốc diễn nghĩa phụ lục của Moss Robert và Jim Waters...
Phê bình văn học [sửa]

Giữa tác phẩm văn học và ghi chép lịch sử, giữa tiểu thuyết và sử, đặc biệt là giữa loại tiểu thuyết lịch sử có tính chất sáng tác tập thể của nhân dân quần chúng như Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa với loại sách gọi là "chính sử" do các sĩ phu phong kiến biên soạn, giữa hai thứ đó bản chất khác hẳn nhau. Quên mất điểm khác nhau đó sẽ dẫn tới cái nhìn sai lầm lệch lạc. Hiểu rõ và đánh giá một tác phẩm văn học nổi tiếng như Tam quốc là việc không đơn giản. Cách kể chuyện thời Tam quốc của La Quán Trung cũng cho chúng ta thấy sự phản ánh tình hình chính trị thời tác giả sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ông (những tính cách mà rõ ràng hoàng đế muốn đề cao để các thần dân noi theo). Tuy nhiên La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các lời bình cổ đã không chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế.
Ý nghĩa tác phẩm [sửa]



Ba anh em nhà Lưu Bị, tranh lụa của Sekkan Sakurai (1715-1790), The Field Museum
Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng truyền thuyết “ủng Lưu phản Tào” là khuynh hướng vốn có của hầu hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân. Nó phản ánh nguyện vọng có một “ông vua tốt” xuất thân hàn vi, biết thương dân và vì dân, một triều đình thực hiện “nhân chính”, một đất nước thống nhất và hoà bình. Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi nhà Nguyên của ngoại tộc Mông Cổ thống trị Trung Hoa, tư tưởng “ủng Lưu phản Tào” còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu hoàng thất người Hán, đánh đuổi ngoại tộc để trung hưng lại triều đại của các vị vua người Hán.
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm.
Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v... nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.
Hành trình ở Việt Nam [sửa]

Do nội dung hết sức hấp dẫn nên sách Tam quốc rất được người đọc Việt Nam đón nhận. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi chữ quốc ngữ mới manh nha hình thành và phát triển ở Việt Nam thì Tam quốc diễn nghĩa đã ngay lập tức được các nhà nho dịch sang chữ quốc ngữ để người đọc Việt Nam làm quen với một kiệt tác của văn học cổ Trung Quốc. Vì vậy quá trình xuất bản và giới thiệu Tam quốc diễn nghĩa ở Việt Nam dường như cũng song hành với sự phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Có thể coi năm 1902 là cột mốc lần đầu tiên truyện Tam quốc diễn nghĩa được dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam. Theo học giả Vương Hồng Sển viết trong tác phẩm Thú chơi sách thì truyện Tam quốc vào Việt Nam là do Lương Khắc Ninh dịch (nhưng lại ký dưới là Chủ nhân Paul Canavaggio) đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm, một trong những tờ báo sớm nhất của báo chí chữ quốc ngữ Việt Nam do Canavaggio sáng lập từ tháng 8 - 1901.
Năm 1907 nhà xuất bản Imprimerie De L'Opinion tại Sài Gòn đã xuất bản Tam quốc diễn nghĩa in thành 24 quyển, mỗi quyển 5 hồi; sách không có hình minh họa, ngôn ngữ bình dân Nam bộ.
Năm 1909 Nhà xuất bản Impimerie-Express tại Hà Nội xuất bản mang nhan đề Tam quốc chí diễn nghĩa và phía trên có đề chữ Sách ngoài dịch nôm, người dịch là cụ Phan Kế Bính, có hình vễ minh họa in thành 5 cuốn, khổ nhỏ. Việc dịch và in bộ Tam quốc này, theo như lời tựa ở đầu sách, chính là nhằm tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ. Lời Tựa do Nguyễn Văn Vĩnh viết có đoạn như một "tuyên ngôn" rằng: Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ... cái điều hay cho hậu vận nước Tổ-Việt ta ấy là nhờ như chữ quốc ngữ. Chữ đâu hay thế! Mà dễ học thay! Gốc hai mươi ba chữ, năm dấu soay (xoay) vần, mà tiếng nước Nam bao nhiêu cũng viết được đủ. Bản dịch này cuối mỗi hồi thường ghi cả những lời bình của Mao Tôn Cương và lời bình của người dịch.
Sau đó ở miền Nam cho ra bản dịch của Nguyễn Liên Phong, Nguyễn An Cư và Nguyễn An Khương, trọn bộ 31 cuốn, mỗi cuốn đều có hình minh họa. Không rõ lý do vì sao đến năm 1928 in lại rồi được tái bản nhiều lần sau đó, chỉ đề tên người dịch là một mình ông Nguyễn An Cư. cùng thời đó còn có bản do Tín Đức thư xã ở 37, sau đổi sang 25 đường Sabourain (nay là Tạ Thu Thâu) xuất bản, nhưng chất lượng dịch kém hơn. Ngoài ra ở miền Nam trong thời kỳ đầu thế kỷ 20 còn có bộ Tam quốc diễn nghĩa in năm 1930 ở Sài Gòn nó gồm 38 tập mỏng tổng cộng hơn 1500 trang, người dịch là ông Nguyễn Chánh Sắt; do nhà in Nguyễn Văn Viết ở 85-87 đường Ormay xuất bản. Ông Nguyễn Chánh Sắt đã từng dịch khá nhiều truyện Trung Hoa như: Tây Hớn (Hán), Đông Hớn (Hán), Ngũ hổ bình Tây, Càn Long du Giang Nam, Mạnh Lệ Quân, Chinh Tây...
Năm 1966 nhà xuất bản Hương Hoa cho ra bản dịch của Mộng Bình Sơn, in thành một tập duy nhất dày gần 1700 trang tiếc rằng bản dịch này đã bỏ bớt một số đoạn thơ trong nguyên tác, nhưng ở phần cuối sách lại có thêm phần "Ngoại thư" dài khoảng 60 trang, chưa kể những "lời nhận xét của người thời nay" cùng với lời bàn của Mao Tôn Cương trích trong Thánh thán ngoại thư ở cuối mỗi hồi. (Bản dịch này được tái bản nhiều lần)
Năm 1967-1968 Nhà xuất bản Á Châu cho ra bản dịch đáng chú ý khác của Tử Vi Lang chia thành 8 tập, cũng có lời bình và phần ngoại thư ở cuối sách.
Năm 1972 Nhà sách Khai Trí ở 62 Lê Lợi, Sài Gòn cũng xuất bản Tam quốc diễn nghĩa theo bản dịch của Phan Kế Bính in năm 1909
Ở miền Bắc, sau bản in năm 1909 của dịch giả Phan Kế Bính, tròn 40 năm sau, năm 1949 nhà in Phúc Chi ở 95 Hàng Bồ, Hà Nội mới in tiếp Tam quốc diễn nghĩa, người dịch là Hồng Việt, bản này trình bày hai cột như trên báo, tổng cộng lên tới hơn 2000 trang.
Sau đó mãi đến cuối năm 1959 và đầu năm 1960 nhà xuất bản Phổ Thông mới lại cho in Tam quốc diễn nghĩa (chia thành 13 tập), vẫn dựa trên bản dịch năm 1909 của Phan Kế Bính, nhưng do Bùi Kỷ hiệu đính khá nhiều bằng cách đem đối chiếu với nguyên bản tiếng Trung Quốc mới nhất vào thời điểm ấy do Nhân dân Văn học xã Bắc Kinh xuất bản năm 1958. Trong số tất cả các bản dịch trước đó thì đây là bản dịch được hiệu đính kỹ lưỡng nên rất trau chuốt, toát lên được cái thần của Tam quốc nhất. Đặc biệt tập 1 có đăng lời nói đầu của bộ biên tập Nhà xuất bản Nhân Dân Văn Học Trung Quốc dài tới 35 trang, phân tích khá kỹ nội dung truyện và lần đầu tiên có in bài từ mở đầu truyện do cụ Bùi Kỷ dịch với những dòng hào sảng, cùng với những tranh minh hoạ do hai hoạ sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt thể hiện thật sống động như trong một cuốn phim.
Năm 1975, đất nước thống nhất, nhưng phải 12 năm sau, Tam quốc diễn nghĩa mới được Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho in vào năm 1987. Bản dịch này chia làm tám tập, dựa vào bản in năm 1959 của nhà xuất bản Phổ Thông, ngoài ra còn có bản đồ và bảng đối chiếu địa danh xưa và nay. Ngay năm sau 1988, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp lại nối bản và Nhà xuất bản Giáo dục lại cho "in lần thứ hai" vào năm 1996. Kể từ đó, việc xuất bản Tam quốc diễn nghĩa được thực hiện một cách rộng rãi và thường xuyên. Đáng chú ý là bộ tập tranh Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa do hai họa sĩ Trung Quốc Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt vẽ, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau đã cho in đủ 7124 tranh, chia thành 30 tập, thật kỳ công và được tái bản năm 2004.
Xin nói thêm về bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa": Thực tế, bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" do gần ba mươi họa sĩ kỳ công vẽ nên, mỗi tập có từ một đến năm họa sĩ tham gia. Hai họa sĩ Từ Chính Bình và Từ Hoằng Đạt chỉ là người vẽ tập đầu tiên "Kết nghĩa vườn đào" mà thôi. Họa sĩ vẽ nhiều tập nhất là Uông Ngọc Sơn, tham gia vẽ 9 tập. Bản đầy đủ nhất của bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" được in thành 65 tập, gồm 7456 tranh (nhiều hơn khoảng 300 tranh so với bộ truyện do NXB Mũi Cà mau đã in). Tuy vậy, những minh họa trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa" kể ở trên vẫn chưa thể hiện đầy đủ nội dung truyện Tam quốc diễn nghĩa. Vì vậy đến năm 2007, các họa sỹ Trung Quốc đã vẽ tiếp các phần còn thiếu và gộp thành 30 tập bổ xung nữa. Có thể kể tên một số tập mới trong bộ "Tam quốc diễn nghĩa liên hoàn họa bổ xung" gồm 30 tập (20 tập dài và 10 tập ngắn), được xuất bản lần đầu năm 2007 như: Bắc Hải cứu Khổng Dung, Chém Vu Cát, Đài Đồng Tước, Tào Tháo bình Hán Trung, Loạn Hứa Đô, Núi Ngọc Toàn, Võ hầu bình nam...
Đặc biệt đầu năm 2007 Nhà xuất bản Văn Học cho in lại theo bản 13 tập (cả phần tranh) của Nhà xuất bản Phổ Thông năm 1959 do Phan Kế Bính dịch và Bùi Kỷ hiệu đính, bìa cứng có hai loại khổ để người đọc lựa chọn (khổ nhỏ 4 tập, khổ lớn 2 tập) còn in kèm 40 trang phụ bản màu với hơn 100 các nhân vật và kèm theo bản đồ màu khổ lớn. Bản in này còn in y nguyên lời giới thiệu của Nhà xuất bản Phổ Thông năm 1959 và Lời nói đầu của bộ biên tập Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh tháng 3 năm 1959. Cũng trong lần xuất bản này còn có mục Hành trình truyện Tam Quốc ở Việt Nam của Yên Ba (từ trang 30 đến trang 38) thống kê khá tỷ mỉ về những lần dịch và xuất bản ở Việt Nam (mục này lấy thông tin chủ yếu ở đó)
Như vậy kể từ lần dịch đầu tiên đến nay là một thế kỷ Tam quốc diễn nghĩa đã được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam cũng rất đa rạng, nhiều người dịch, in theo nhiều khổ, một tập có, nhiều tập có, in truyện tranh có, hiệu đính kỹ lưỡng có và cũng có những bản dịch bình dân, có cả những câu văn vần kể lại sơ lược truyện Tam quốc như:
Truyện Tam quốc trực trần thiệt sự
Coi với trong chánh (chính) sử không sai
Đã lắm trang quỉ quyệt trí tài
Lại nhiều kế tâm hoài nghĩa khí
Ai nhơn (nhân) từ bằng ông Lưu Bị
Ai gian hùng như Ngụy Tào Mang (Man)
Quang (Quan)công Hầu một tấm trung can
Lòa ngọn đuốc rỡ ràng gương nhựt (nhật) nguyệt
Trương dực đức hoanh hoanh liệc liệc (oanh oanh liệt liệt)
Tính bình sanh chơn thiệt (chân thật) trực tình
...... [17].
Như vậy cho chúng ta thấy, hiếm có một tác phẩm văn học nào lại được đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam yêu thích như Tam quốc diễn nghĩa.

Audio book Bố già- Mario Puzo





Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Bo-gia-528.html

Tác giả: Mario Puzo
Nhà xuất bản: Thời đại
Nguyên bản: The Godfather

Nội dung:

Mario Gianluigi Puzo (1920 –1999) là một nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ. Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết về Mafia, đặc biệt là Bố già (1969), tác phẩm mà sau này ông đã cùng Francis Ford Coppola chuyển thể thành một bộ phim cùng tên. Ông đã đoạt Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất vào những năm 1972 và 1974.

Bố Già là Ông trùm Don Vito Corleone, người gốc Sicily, một trong những thủ lĩnh tối cao của giới Mafia Mỹ. Kẻ thù căm ghét ông, khiếp sợ ông, khinh bỉ ông; ông như con rắn hổ mang nguy hiểm có đôi mắt chứa đựng một uy lực tối thượng nhìn thấy hết, biết hết, làm được hết. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, Bố Già gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được.
Sự toàn năng tối thượng của Bố Già một phần do cái dũng trí khác thường của ông đem lại, phần khác là do những đồng đô-la trong tài sản đồ sộ của ông tạo ra.

Audio book Vụ án thung lũng khủng khiếp- Arthur Conan Doyle


Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Vu-an-thung-lung-khung-khiep-474.html

Tác giả: Arthur Conan Doyle

Nội dung truyện:
Holmes không đụng một tý nào đến bữa điểm tâm, cứ ngồi chống tay xuống bàn, ngắm nghía mãi một tờ giấy vừa lôi ở một bì thư ra. Anh đưa bì thư ra ánh sáng, chăm chú xem xét cả trong lẫn ngoài:
- Tuồng chữ của thằng Porlock. Mặc dầu tôi chưa nhìn thấy tuồng chữ nó đến hai lần, nhưng chắc chắn đây là của nó. Nhưng thằng này mà phải gửi thư cho tôi thì nhất định là có chuyện quan trọng.
- Porlock là ai vậy? - Tôi tò mò hỏi.
- Porlock chỉ là một cái tên giả, một loại ký hiệu để nhận ra nhau thôi. Đằng sau cái tên ấy là một thằng tinh như ma. Đã có lần nó viết thư nói thẳng thừng rằng Porlock đâu có phải tên thật của nó, và nó thách tôi tìm xem nó là ai. Sở di tôi chú ý nhiều đến nó, không phải vì bản thân nó mà chính vì nó có liên quan đến một "đại nhân" mà tôi đang theo dõi. Thằng này cung giống như kiểu con chó rừng đi truớc con sư tử, một thằng người tý hon hợp tác với một tên khổng lồ vậy. Mà cái tên khổng lồ đó, chẳng những rất ghê gớm, mà còn khủng khiếp nữa kìa. Watson, đã có lần nào tôi nói với anh về giáo sư Moriarty chưa?
- Tên tội phạm khoa học trứ danh ấy chứ gì?
- Chết, anh mà gọi hắn như vậy, thì anh sẽ phải ra tòa. Mà chính cái chỗ đó mới là tuyệt đấy. Hắn, một thằng chủ mưu của tất cả những gì bẩn thỉu nhất đã xảy ra từ trước đến nay. Một bộ óc chỉ huy tất cả các tầng lớp cặn bã nhất của xã hội.
Thế nhưng, không hề có một mối nghi ngờ, thậm chí không có cả một lời phê bình nhỏ nào có thể đụng đến lông chân hắn. Hắn đã che giấu những thủ đoạn của hắn khéo đến mức hắn có thể lôi anh ra tòa chỉ vì mấy câu nói vừa rồi, và tòa sẽ tịch thu hết số tiền lương hưu trí của anh để đền bù danh dự cho hắn. Nhưng rồi thế nào chúng ta cung phải đấu với hắn thôi.
Tôi bốc lên:
- Mong rằng lúc ấy, tôi sẽ có mặt bên cạnh anh. Nhưng mà anh dang nói về tên Porlock kia mà.
- à, Porlock chính là một mắt xích trong sợi dây xích, gần mốc trung tâm đó. Cho đến bây giờ, Porlock là mắt xích yếu nhất của sợi xích. Sức bền của một sợi dây xích tùy thộc vào mắt yếu nhất của nó. Chính vì thế mà thằng Porlock là rất quan trọng đối với tôi, thằng này đôi lúc cung có ý trở lại con đuờng lương thiện, lại thêm, lâu lâu, tôi có gửi cho anh ta mươi bảng, thành ra đã có hai, ba lần, nó có báo cho tôi một vài tin tức có giá trị, các loại tin tức có thể giúp tôi biết trước và ngăn ngừa tội ác, nhưng không trừng phạt đuợc kẻ định gây ra. Chắc chắn là nếu có chìa khóa giải đuợc mật mã, thì lá thư này cũng là loại tin tức ấy đấy.
Holmes trải tấm giấy lên bàn, tôi đứng dậy, đi lại đằng sau, nhìn qua trên vai anh và đọc đuợc những giòng chữ này:
“534 C2 13 127 36 31 4 17 21 41
DOUGLAS 109 293 5 37 BIRLSTONE
26 BIRLSTONE 9 47 171”
- Anh nghi gì thế, Holmes?
- Tất nhiên đây là một cách để hắn báo tin cho tôi đấy.
- Nhưng viết mật mã mà không cho chìa khóa giải thì có lợi ích gì?
- Trong trường hợp cụ thể này, thì bức mật mã này đúng là không làm gì được.
- Tại sao lại nói rằng "trong trường hợp cụ thể này"
- Bởi vì có nhiều bức mật mã ta có thể đọc dễ dàng cung như đọc tin rao vặt trong báo vậy. Nhưng lần này... tôi đứng trước một cái gì có khác đây. Rõ ràng nó có liên hệ đến các chữ trong một trang của một cuốn sách nào đó.
- Thế tại sao có hai chữ Douglas và Brilstone
- Tại vì trong trang sách đó không có hai chữ này.
- Thế thì tại sao nó lại không nói rõ tên cuốn sách?
- Có ai cho cả mật mã lẫn chìa khó giải vào trong cùng một bì thư? Vì nếu thư bị đua nhầm người thì tiêu ngay. Cho nên chắc không lâu đâu, sẽ có một bức thư thứ hai nữa.
Những dự đoán của Holmes đều đúng cả. Chỉ vài phút sau, người giúp việc mang đến cho chúng tôi bức thư chờ đợi. Holmes vừa xé bì thư vừa nhận xét:
- "Cung cùng một thứ chữ, nhưng lần này thì lại ký tên nữa". Holmes vừa trải tờ giấy ra vừa nói một cách đắc thắng. "Này Watson ơi, chúng ta tiến lên đuợc rồi", nhưng vừa đọc đuợc vài dòng, trán Holmes bỗng nhăn lại. - Thế là bao hy vọng tan vỡ như bọt xà phòng, chỉ mong thằng Porlock không bị gãy cổ.
Holmes đọc to bức thư cho tôi nghe:
"Ông Holmes thân mến. trong vụ này tôi sẽ không mạo hiểm thêm nữa. Nó nguy hiểm quá. Thình lình lão đến, vào lúc tôi đã viết xong phong bì này với ý định báo cho ông biết cách giải mã, tôi đã giấu đuợc cái bì thư đi. Nhưng tôi đọc trong mắt lão, thấy lão nghi ngờ tôi. tôi xin ông hãy đốt bức mật mã đi, vì bây giờ nó chẳng còn có ích gì cho ông nữa" Fred Porlock.”
Holmes ngồi xuống, vò nát bức thư trong tay mắt nhìn sững vào ngọn lửa trong lò sưởi.
"Có lẽ hắn tự biết là hắn đã phản bội chủ hắn, nên hắn tưởng tượng ra lời buộc tội trong mắt của lão kia".
- Lão kia là lão giáo sư Moriarty? - Tôi hỏi.
- Khi một tên trong cái băng này nói đến "lão ta" thì mọi người đều hiểu là ai rồi. Đối với bọn chúng, chỉ có một "lão ta" mà thôi.
- Nhưng lão có thể làm gì đuợc?
- Khi người ta là một trong những bội óc lớn nhất của Châu Âu và đuợc những quyền lực đen tối nhất sùng bái, thì người ta đã nắm trong tay những khả năng vô hạn. Porlock đang hoảng sợ. Anh đem so sánh chữ trong bức thư với chữ trên phong bì mà xem. Chữ ở cái phong bì thì viết rắn rỏi, còn trong bức thư thì run quá.
- Thế hắn viết thư làm gì? Hắn chỉ việc bỏ rơi tất cả là xong.
- Hắn sợ rằng nếu đột nhiên hắn lại câm bặt đi thì rồi mình sẽ đi điều tra xem tại sao, và điều đó có thể gây phiền phức cho hắn. 

Audio book Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London

Link nghe audio + book miễn phí : http://vnaudiobook.com/audio-books-Tieng-goi-noi-hoang-da-449.html

Tác giả: Jack London
Nhà xuất bản: Tồng hợp TPHCM

Giới thiệu nội dung:
Tiếng gọi nơi hoang dã (nguyên bản tiếng Anh: The Call of the Wild) là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London. Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói.
Xuất bản lần đầu năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Do nhân vật chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.
Sau tiểu thuyết này, năm 1906 Jack London viết quyển Nanh Trắng (White Fang), một tiểu thuyết với bối cảnh tương tự (phương bắc lạnh giá), nhưng chủ đề lại trái ngược, kể về một con sói hoang dã được Weedon Scott, một chuyên gia khai khoáng đến từ San Francisco thuần hóa.

Audio book Cuốn theo chiều gió- Margaret Munnerlyn Mitchell

Link nghe audio + book miễn phí : http://vnaudiobook.com/audio-books-Cuon-theo-chieu-gio-532.html

Tác giả: Margaret Munnerlyn Mitchell

Giới thiệu cuốn sách:
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Mục lục
1 Nhan đề
2 Cốt truyện
2.1 Phần 1
2.2 Phần 2
2.3 Phần 3
2.4 Phần 4
2.5 Phần 5
3 Nhân vật
3.1 Gia đình Butler
3.2 Gia đình O'hara (đồn điền Tara)
3.3 Gia đình Wilkes (đồn điền Twelve Oaks)
3.4 Gia đình Hamilton
3.5 Gia đình Tarleton (đồn điền Fairhill)
3.6 Gia đình Fontaine (đồn điền Mimosa)
3.7 Gia đình Munroe (đồn điền Lovejoy)
3.8 Gia đình Calvert (đồn điền Pine Bloom)
3.9 Gia đình Merriwether
3.10 Gia đình Meade
3.11 Gia đình Elsing
3.12 Các nhân vật khác
4 Chuyển thể
5 Giải thưởng
6 Xem thêm
7 Chú thích
8 Liên kết ngoài
8.1 Tiếng Anh

Ban đầu tác giả từng có ý định đặt nhan đề Ngày mai là một ngày khác (Tomorrow is Another Day) cho tiểu thuyết, lấy từ câu kết thúc tác phẩm.[1] Các nhan đề từng được xem xét bao gồm: Bugles Sang True, Not in Our Stars, và Tote the Weary Load.[2] Nhan đề cuối cùng mà tác giả được lấy từ dòng đâu tiên của khổ 3 bài thơ Non Sum Qualis Eram Bonae sub Regno Cynarae của Ernest Dowson:
Nguyên văn:
I have forgot much, Cynara! gone with the wind,
Flung roses, roses riotously with the throng,
Dancing, to put thy pale, lost lilies out of mind...[3]
Scarlett O'Hara sử dụng cụm từ nhan đề khi cô tự vấn bản thân mình liệu nhà cô ở "Tara" có còn đứng vững hay đã bị "cuốn theo chiều gió quét qua Georgia"[4] Theo cách hiểu chung, "Cuốn theo chiều gió" là một lối nói ẩn dụ cho sự ra đi của một cuộc sống đã từng tồn tại ở miền Nam trước Nội chiến. Khi được dùng trong bài thơ của Dowson về "Cynara", cụm từ "cuốn theo chiều gió" ám chỉ sự mất mát về tình cảm chứ không mang ý nghĩa giống như nhan đề tiểu thuyết.[5]
Cốt truyện [sửa]

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Cuốn theo chiều gió được chia làm 5 phần:
Phần 1 [sửa]
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.
Phần 2 [sửa]
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Phần 3 [sửa]
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Hắn chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, hắn hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?" khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Phần 4 [sửa]
Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để hắn biết là nàng đang cố tán tỉnh hắn vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của hắn thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Phần 5 [sửa]
Scarlett lấy Rhett. Hắn chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1 đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang - Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Hắn muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa hắn và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là hắn muốn gây dựng một tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái hắn yêu thương vô hạn. Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Hắn bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với hắn và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, hắn giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ashley tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lí nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp hắn vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây hắn lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Hắn lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua hắn dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ hắn nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi hắn bảo nàng rằng hắn sắp đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh đi ?” và Rhett trả lời bằng 1 giọng hờ hững nhưng dịu dàng: ”Em yêu ạ, anh cóc cần quan tâm".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới" (After all, tomorrow is another day!)

Audio book Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alekseyevich Ostrovsky

Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Thep-da-toi-the-day-548.html

Tác giả: Nikolai Alekseyevich Ostrovsky
Nhà xuất bản: Văn học

Nội dung:
Pavel Corsaghin (thường được gọi là Pavơlusa) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tônhia và sau này trở thành người yêu. Tônhia là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tônhia lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: "Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng".
Pavel đã chia tay Tônhia mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tônhia. Công việc ở đây rất cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt cho kịp trước khi mùa đông tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tônhia đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavơlusa ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và "sặc mùi băng phiến".
Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí... Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, vôi hóa cột sống, phải ngồi xe lăn, có một y tá chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.
[sửa]Nhân vật
Pavel Korchagin
Artyom Korchagin
Mẹ Pavel
Tonya Tumanova
Cố đạo Vasily
Chính ủy Rita Ustynovich
Sergey Bruzzhak
Viktor Leshinsky
Liza Leshinsky
Valia Bruzzhak
Dolinnik - Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng
Lính thủy Zhukhray
Ivan Zharky
Cụ Tokarev
Nikolai Okunev
Franz Klavicek
Frosia
Bồi bàn Prokhoska
Klimka
Dubava
Pankratov
Svetayev
Laguchin
Akim
Shchiosha - vợ Artyom
Anna
[sửa]Đánh giá

Thép đã tôi thế đấy ! đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Tác phẩm đã truyền lại được cho những độc giả là thanh niên ngọn lửa và chất thép hào hùng, một thứ rất cần thiết trong hành trang vào đời các bạn trẻ để họ có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là tác phẩm được coi là đặt nền móng cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Thép đã tôi thế đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pavel chính là tác giả - Nikolai Ostrovsky. Là một người con Cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. Nikolai Ostrovsky viết Thép đã tôi thế đấy! trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quý phẩm chất của con người cách mạng.
Thép đã tôi thế đấy! có một địa vị đặc biệt trong lịch sử văn học Liên Xô và nền văn học tiên tiến thế giới. Cách mạng tháng Mười thắng lợi, cuộc chiến đấu vĩ đại chưa từng có bao giờ của nhân dân lao động trên một dải đất Liên bang Xô Viết rộng lớn hàng ngày đề ra và đòi hỏi không biết bao nhiêu là anh hùng. Nhân dân Liên Xô, nhân loại tiến bộ chờ đợi văn học phản ánh và đào sâu cho mình hình ảnh con người anh hùng mới ấy. Lần đầu tiên trong văn học, N. A- xtơ-rốp-xki thu gọn được hình ảnh con người mới trong nhân vật Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin. Pa-ven không những khác hẳn với những anh hùng của các thời đại trước. Khác hẳn với những tác phẩm văn nghệ của những năm đầu cách mạng, thường ca ngợi lòng dũng cảm vô tổ chức, tả sức mạnh tràn trề, lớn khỏe của quần chúng như một sức mạnh bột phát, tự nhiên. Thép đã tôi thế đấy cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn nảy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thép đã tôi thế đấy ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên.
Thép ở đây là Pavel, là Seryoga, là Valia, là Zharky, cả một lớp thanh niên lao động, vừa lớn lên thì gặp ngay cách mạng, ý thức giai cấp và tuổi trẻ bừng lên trong bão táp của phong trào. Lò ngàn độ nóng tôi rèn họ là cuộc đấu tranh thật trường kỳ gian khổ, thật là tự lực cánh sinh của Cách mạng tháng Mười. Người thợ vĩ đại tôi rèn thép ấy là Đảng Cộng sản, ngọn cờ và bộ tham mưu Cách mạng. Đảng lần lượt lãnh đạo chiến tranh, đảm bảo cung cấp, tổ chức vận tải, xây dựng đường sắt, trấn áp tàn dư phản cách mạng, tổ chức lực lượng nhân dân rộng lớn và thiết lập chính quyền cách mạng vững mạnh, lãnh đạo phục hồi sản xuất và kiến thiết, dắt dẫn nhân dân đi vào một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa - chưa từng có bao giờ. Trong đấu tranh vũ trang cũng như công tác xây dựng, Đảng tập dần thói quen cho Pavel chiến thắng. Pavel từng bước một trưởng thành, trở nên một chiến sĩ cách mạng già dặn. Bệnh tật mười chết một sống là trận thử thách cuối cùng. Pavel là thép đã tôi rồi nên đã thắng, toàn thắng.
Trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã viết: "Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là con người của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven... Đừng lười nữa. Sống say mê và dồn ép lại, đừng để những tháng ngày trôi qua vô vị nữa... Cuộc sống của Paven là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của 1 chiến sỹ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng..."
Trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Đặng Thuỳ Trâm đã viết đại ý rằng trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự "gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong "Thép đã tôi thế đấy".
Yury Belychenko - nhà văn Nga, đã viết: "... Ngày nay, đọc lại "Thép đã tôi thế đấy", tôi càng thấy rõ hơn bao giờ hết: đó là một cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục. Trong tất cả những điều mà ngày hôm nay một số người thì đe dọa chúng ta, còn số khác thì tỏ ra khâm phục cuộc đấu tranh giai cấp, nội chiến và đặc biệt là khâm phục sự lao động vô cùng cực nhọc nhưng tự nguyện của tác giả. Bị vôi hóa cột sống, bị bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn sau nội chiến, thế mà ông vẫn đêm ngày làm việc bằng hết cả phần cuộc đời còn lại của mình...".